Thời đại công nghệ, khi mua một món hàng khách hàng điều tìm hiểu kỹ các thông tin nhưng không hẳn ai cũng có thể đánh giá về đồ gỗ chính xác qua lời người bán
Thời đại công nghệ, khi mua món hàng nao khách hàng điều tìm hiểu kỹ các thông tin nhưng không hẳn ai cũng có đầy đủ thông tin và kinh nghiệm để đánh giá về đồ gỗ khi người bán tư vấn nhiều kiểu khách nhau.
1. Gỗ ghép không tốt bằng gỗ nguyên tấm.
Thực tế nếu xẻ được một tấm gỗ có chiều rộng hơn 40cm hiện nay là rất hiếm. Cho dù hiếm như vậy nhưng chất lượng, màu sắc hay độ cứng mặt gỗ cũng không đồng đều. Gỗ gần lõi có cơ tính và màu sắc ăn sơn khác với gỗ gần vỏ. Chưa kể nếu độ dày mỏng sẽ rất dễ cong vênh. Tấm gỗ ghép được ghép từ những thanh gỗ có cơ tính và màu sắc được chọn lựa gần tương đồng với nhau. Tại sao gỗ ghép hạn chế được cong vênh. Đó là vì kỹ thuật ghép bắt buộc phải đan xem giữa một thanh có vân gỗ âm và một thanh có vân gỗ dương. Do vậy, nguyên miếng ghép sẽ triệt liệu độ cong vênh trên toàn tấm. Công nghệ ghép hiện đại với keo và máy ghép còn giúp cho gỗ cứng đến mức là khi bị bẻ gãy thì gỗ bị gãy tại phần gỗ thịt chứ không phải tại vị trí ghép.
Như vậy, gỗ nguyên tấm chỉ có giá trị phù hợp cho những khách hàng yêu thích sự thủ công, tự nhiên, không thích chế tác, thậm chí không sơn và phải dùng tấm rất dày. Còn khi chế tác, gỗ ghép luôn là giải pháp tối ưu về độ bền, độ đồng đều màu, chống cong vênh.
2. Gỗ tốt nên giá phải cao gấp nhiều lần gỗ thông dụng.
Trong ngành sản xuất đồ gỗ, tỷ trọng cấu thành giá của phần nguyên liệu thông dụng như gỗ thông, gỗ cao su, gỗ anh đào..v..vv chỉ chiếm tỷ lệ từ 30-40% tổng giá thành sản xuất và chỉ khoảng 20-30% trên giá bán. Như vậy, nếu một bộ bàn ghế bán với giá 5 triệu thì giá nguyên liệu gỗ chỉ khoảng 1 -1,5 triệu. Điều này là hợp lý khi một mét khối gỗ thông hay cao su chỉ có giá khoảng 3,5 triệu và làm một bộ bàn ghế đó thường chỉ cần chưa đến nửa khối gỗ. Như vậy, bạn cũng thể tự nhẫm ra với một mét khối các loại gỗ tốt như sồi..vv.. thì giá thành chênh lệch không thể vượt hơn 2-3 triệu trên giá bán.
Vậy trong giá thành phần nào tốn kém nhất? Đó là phần chi phí nhân công sản xuất. Với 1 người để làm ra một bộ bàn tốn khoảng 5 ngày thì riêng chi phí tiền công đã gần 1 triệu đồng, gần tương đương với tiền gỗ nguyên liệu. Chưa kể nếu phải sản xuất thủ công, mọi chi phí đầu vào đều tăng cao từ chi phí chở một ít gỗ, đến chi phí mua một ít sơn…v..v..
Như vậy, nếu gỗ tốt và được sản xuất công nghiệp thì giá bán sẽ không chênh lệch quá nhiều so với gỗ thông dụng. Mức chênh phù hợp là khoảng 50%. Ví dụ bạn mua 1 cái ghế gỗ thông 400.000 Đ thì nếu làm bằng gỗ sồi sẽ khoảng 600.000 Đ ( cùng kích cỡ).